Sự hình thành lí thuyết khuếch tán đổi mới[4] Khuếch_tán_đổi_mới

Lí thuyết này được phát triển bởi E.M. Rogers, một nhà lí luận truyền thông tại Đại học New Mexico năm 1962. Nó giải thích một loạt các ý tưởng thông qua các giai đoạn áp dụng bởi các chủ thể khác nhau. Những nhóm chính trong lí thuyết khuếch tán đổi mới là:

+ Nhóm khách hàng đổi mới: là những người cởi mở với rủi ro và là người đầu tiên thử những sản phẩm mới.

+ Nhóm khách hàng thích nghi nhanh: những người quan tâm đến việc thử các công nghệ mới và thiết lập tiện ích của chúng trong xã hội.

+ Nhóm khách hàng chấp nhận sớm: nhóm khách hàng này mở đường cho việc sử dụng sản phẩm đổi mới trong xu hướng xã hội và là một phần của cộng đồng nói chung.

+ Nhóm khách hàng chấp nhận muộn: Nhóm khách hàng này cũng là một phần của cộng đồng nói chung và nói đến tập hợp những người theo nhóm khách hàng chấp nhận sớm chấp nhận sản phẩm đổi mới như một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.

+ Nhóm khách hàng lạc hậu: đúng như tên gọi, khách hàng lạc hậu tụt lại so với cộng đồng nói chung trong việc áp dụng các sản phẩm tân tiến và ý tưởng mới. Điều này chủ yếu là vì họ không thích rủi ro và làm theo cách của họ. Nhưng sự phổ biến của sản phẩm đổi mới thông qua xu hướng xã hội khiến họ không thể hoạt động và (làm việc) trong cuộc sống hàng ngày mà không có nó. Kết quả là, họ buộc phải bắt đầu sử dụng nó.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán đổi mới bao gồm sự kết hợp giữa dân số nông thôn với thành thị trong xã hội, trình độ học vấn của xã hội, qui mô công nghiệp hóa và phát triển. Các xã hội khác nhau có thể có tỉ lệ chấp nhận khác nhau.

Tỉ lệ chấp nhận là tỉ lệ mà các thành viên của xã hội chấp nhận một sản phẩm tân tiến. Tỉ lệ chấp nhận cho các loại đổi mới khác nhau là khác nhau. Ví dụ, một xã hội có thể đã sử dụng internet nhanh hơn so với việc sử dụng ô tô do chi phí, khả năng tiếp cận và sự quen thuộc với thay đổi công nghệ.[4]